DIỄN ĐÀN A1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN A1

Diễn đàn lớp A1 khóa 2003-2006-Trường THPT Yên Định II
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Cuộc chiến Việt-Trung năm 2015

Go down 
Tác giảThông điệp
baclong684
Administrators
Administrators
baclong684


Tổng số bài gửi : 369
Points : 31257
Thank : 48
Join date : 16/08/2010
Age : 35
Đến từ : Thiên đường

Cuộc chiến Việt-Trung năm 2015 Empty
Bài gửiTiêu đề: Cuộc chiến Việt-Trung năm 2015   Cuộc chiến Việt-Trung năm 2015 I_icon_minitimeTue Aug 17, 2010 10:08 am

Dịch từ The Time/ Lật lại những trang hồ sơ mật

Cuộc chiến Việt-Trung năm 2015

Phần 1: Cơn giận nhất thời hay cạm bẫy?

Tựa:

Trước năm 2015, Việt Nam chỉ là một đất nước nhược tiểu, tiếng nói hoàn toàn không có sức nặng trên chính trường quốc tế; còn Trung Quốc được mệnh danh là “con rồng phương Đông” đã tới ngày thức tỉnh, với những bước tiến vượt bậc về kinh tế, văn hóa, xã hội và quân sự.

Thế nhưng ngày nay, Việt Nam đã trở thành siêu cường quốc số 1 thế giới, còn Trung Quốc thụt lùi , cam chịu làm 1 quốc gia “hạng hai”; thậm chí trở thành “sân sau” của Việt nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến “cuộc lật đổ ngoan mục” này, tuy nhiên, phần đông các chuyên gia đều cho rằng, bước ngoặt lớn nhất chính là cuộc chiến Việt Trung năm 2015 – một cuộc chiến đầy bất ngờ, và đến ngày nay vẫn còn nhiều điều uẩn khúc.

Diễn biến:

Ngày 4-5-2015, như thường lệ, Trung Quốc cho 2 chiến hạm là “Thần Châu 6” và “Thần Châu 8” cùng một số tàu hộ tống tiến sâu vào hải phận Việt nam. Tuy nhiên, lần này họ tiến sát tới đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi, Việt Nam). Tưởng rằng phía Việt Nam sẽ chỉ cam chịu, sau đó cho người phát ngôn Bộ Ngoại Giao lên phản đối vài câu như mọi khi, không ngờ lần này, họ đã đáp trả bằng một động thái vô cùng quyết liệt: Hệ thống tên lửa bờ biển Nỏ thần Âu Lạc (thế hệ cải tiến thứ 2 của dàn tên lủa Bastion-P K-300 do Nga cung cấp) đã đồng loạt khai hỏa và bắn chìm toàn bộ hải đội của Trung Quốc.

Động thái này khiến cho toàn thế giới phải bất ngờ, và Bắc Kinh cũng không phải là ngoại lệ. Chính vì vậy, mãi tới sáng ngày 6-5, quân đội Trung Quốc mới nhận được lệnh tấn công. Trong khi đó, do có sự chuẩn bị trước, phía Việt Nam đã nhanh chóng đưa dân cư các tỉnh thành biên giới đi di tản và sơ tán phần lớn của cái vật chất.

Cộng đồng thế giới cho rằng đây là "một cơn nóng giận nhất thời đầy dại dột" của phía Việt Nam, và đề nghi hai bên bình tĩnh đàm phán hòa bình. Tuy nhiên, Hà Nội đã bác lời đề nghị này và thông báo tình trạng chiến tranh trên toàn lãnh thổ.

Trưa 6-5, các toán quân Trung Quốc bắt đầu vượt qua biên giới. Quân đội Việt nam tuy có địa lợi, nhưng không thể đương cự nổi với sức mạnh thiện chiến của đối phương nên vừa đánh vừa lui. Đến sáng 8-5, quân Trung Quốc chỉ còn cách Hà Nội 30km về phía Bắc.
Cùng thời điểm đó, các hạm đội hải quân của Trung Quốc từ đảo Hải nam và khu căn cứ quân sự ngoài biển Đông (nay là huyện Hoàng Sa của Việt Nam) lũ lượt kéo về , đậu kín vinh Bắc Bộ mà gàn như không gặp phải sự khoáng cự nào.
Sáng 9-5, quân Trung Quốc theo hai hướng từ Hòa Bình và Hưng Yên tiến vào Hà Nội. Tuy nhiên, trước mắt họ là một “thành phố chết” : Hà Nội vắng tanh không một bóng người hay xe cộ. Có vẻ như phía Việt Nam đã tiến hành một cuộc triệt thoái toàn bộ, chứkhông chỉ di tản người dân các tỉnh miền núi phía Bắc.
Quá hân hoan với “chiến thắng”,tổng chỉ huy đội quân viễn chinh Trung Quốc, tường M.T.V đã vội vã cho quân tản ra chiếm giũ các vị trí quan trọng, mà không nhận thấy điểm bất thường. Có lẽ ông ta định kiếm một chỗ ngồi vững chãi tại Hà Nội và lấy nơi này làm bàn đạp, sau đó dần dần kéo xuống phía Nam, quét sạch dải đất Việt Nam. Song, nếu có đủ kinh nghiệm, có lẽ ông sẽ nhận thấy rằng,suốt mấy ngàn năm tồn tại, Việt Nam chưa bao giờ là một nước hèn yếu trước kẻ thù ngoại xâm, cho nên việc quânTrung Quốc dễ dàng tiến vào hà Nội thế này, là một nguy cơ chứ không phải thắng lợi.Và nhất là, quân Trung Quốc tuy đông thật, nhưng ngày một ngày hai không thể kiểm soát ngay được một “đại Thủ đô” có diện tích lên tới 3.344,7 km2 như Hà Nội.

Và rạng sáng ngày 10-5, Hà Nội bùng cháy....

Phần 2: Địa ngục trong đêm

Ở đây, phải nói qua một chút về đặc điểm địa chính của Hà Nội thời điểm đó. Sau lần mở rộng năm 2008, nếu chỉ xét về diện tích, Hà Nội thực sự là một “siêu thủ đô”. Chính vì thế, riêng việc phong tỏa các vị trí hiểm yếu đã làm đội quân viễn chinh của Trung Quốc phải tản mát đi rất nhiều. Họ sử dụng chiến thuật bao vây kiểu “hoa cúc”: 5 vạn quân chủ lực đóng tập trung tại trung tâm, 5 vạn đóng rải rác trên các tuyến đường huyết mạch, và 1 triệu quân án ngữ các cửa ngõ Hà Nội, tạo thành 1 vòng vây lớn bao quanh.

Cuộc hành trình của quan đội Trung Quốc kéo dài gần ngàn cây số, nhưng lại gặp rất ít trở ngại: Chính vì thế, hầu hết các tướng lĩnh TQ đều rất hứng khởi,ai nấy hồ hởi bảo nhau rằng lần này sẽ “đánh nhanh thắng nhanh”. Thay vì mất vài tuần như dự tính, họ chỉ mất 3 ngày để tới Nà Nội. Kết quả là binh lính Trung Quốc có quá ít thời gian để nghỉ ngơi, họ hào hứng tiến quân như vũ bão. Cơ thể mệt mỏi, tinh thần lại thoải mái hân hoan, nên đêm đó, người không phải gác thì ngủ rất ngon, còn người đứng gác thì đa số ngủ gật.

Và rất nhiều người trong số đó không bao giờ tỉnh dậy được nữa.

Đúng 1 giờ sáng ngày 10-5, những quả bom được bí mật chôn giấu trong những tòa nhà ở nội đô nối nhau phát nổ. Điện tắt. Quân Trung Quốc hò nhau chạy xa khỏi những nơi phát ra tiếng nổ, nhưng phía Việt Nam đã tính trước, nên kẻ địch càng chạy, càng lún sâu vào trận địa của họ.
1 giờ 30, khi những quả bom ngừng phát nổ thì cũng là lúc hầu hết quân Trung Quốc đã tập hợp lại như đàn cá chui vào “cái rọ” của quân đội Việt Nam, được bố trí và dẫn dụ khéo léo bằng các.đợt bom.
Cơn ác mộng lúc này mới thực sự bắt đầu. Từ những trận địa đặt tại những khu vực hẻo lánh ở Phú Thọ, Sóc Sơn, Hòa Bình, Tam Điệp, những quả tên lửa dội xuống như sấm rung sét nổ
Chưa hết, ngay khi đợt pháo kích chấm dứt thì trên bầu trời, những hung thần lại đã kéo đến. Những chiếc máy bay thả bom xuất phát từ các sân bay từ trong Nam đã bay ra, trút những cơn thịnh nộ xuống đầu toán quân Trung Quốc từ các cửa ngõ đang lũ lượt kéo về trung tâm để “ứng cứu”. Vì mục tiêu đã được xác định từ trước, nên trận không kích chỉ kéo dài 10 phút – không đủ thời gian cho các chiến đấu cơ Trung Quốc từ đảo Hải Nam, các tàu sân bay trên vịnh Bắc Bộ và bên kia biên giới kịp bay sang ứng cứu, nhưng cũng đủ gây thiệt hại lớn cho phía Trung Quốc.

Hơn 1 triệu quân Trung Quốc đã tử trận trog cuộc tập kích này. Tin dữ bay về Bắc Kinh ngay trong đêm. Sau vài giờ bàn thảo, sáng hôm sau, phía Trung Quốc rút quân – cả thủy quân lẫn lục quân.và đề nghị giảng hòa. Người Việt vui vẻ đồng ý, bởi họ đã biết mưu đồ của đối phương, và tất nhiên, họ cũng đã chuẩn bị ứng phó.

Phần 3: Hạ màn

3 ngày sau, khi những người lính Trung Quốc cuối cũng bước chân khỏi Việt Nam, đến lượt nhiều thành phố của Trung Quốc rực cháy. Sau này, người ta mới biết, Trung Quốc định dùng bom hạt nhân, để “xóa sổ” miền Bắc Việt Nam, nhưng những chiếc máy bay này đã bị điệp viên Việt Nam không chế,trên đường bay sang Việt Nam đã thả thẳng xuống các thành phố lớn của Trung Quốc. 1 chiếc khác còn còn thoát ra tận biển Nam Hải, thả bom phá hủy toàn bộ đội hải quân hùng hậu của Trung Quốc đang trên đường quay về.
Trận chiến kết thúc trong vài ngày ngắn ngủi. Tuy chiên sự chủ yếu diễn ra ở Việt Nam, nhưng nhờ chiến thuật khôn khéo, hà Nội đã giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của. Với những khu vực bị phá hủy, chính Trung Quốc phải bỏ tiền ra để “bồi thường chiến phí” với mức giá người Việt đưa ra. Thậm chí, theo các điều khoản thỏa thuân, họ buộc phải trả lại chủ quyền toàn bộ các đảo ở biển Đông cho Việt Nam. Trong những năm tiếp theo, Trung Quốc còn tốn hàng trăm, hàng ngàn tỷ đô la để mua lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng từ Việt Nam
Sau trận chiến đó, Việt Nam có được 1 nguồn ngoại tệ cực lớn để “tái thiết”. (Chưa kể hầu hết những khu vực bị phá hủy, theo nhiều nguồn tin cho hay, lại là những vùng đã bị đưa vào quy hoạch, hoặc những công trình cũ hỏng, đằng nào cũng phải phá). Kết quả là họ đã dễ dàng xây dựng lại Hà Nội và nhiều khu vực khác trở nên đẹp đẽ, khang trang hơn nhiều. Vi thế của Việt Nam trên chính trường quốc tế ngày càng được nâng cao.
Và đến tận hôm nay, người ta vẫn bảo nhau rằng, quyết định tấn công Việt Nam là quyết định dại dột nhất của người Trung Quốc trong thời kì hiện đại
Về Đầu Trang Go down
 
Cuộc chiến Việt-Trung năm 2015
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Viết tiếng việt có dấu
» Tho trung thu
» BUỒN QUÁ...
» Những bức ảnh trùng hợp thú vị
» Tiếng nói của cuộc sống

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN A1 :: TỔNG HỢP :: TỔNG HỢP-
Chuyển đến